Hướng dẫn đọc hiểu ký hiệu thông số của vòng bi bạc đạn (phần1)
Đạ phần trong chúng ta khi ngày đầu mua vòng bi- bạc đạn luôn ngỡ ngàng với những ký hiệu trên vòng bi- bạc đạn. Chúng luôn làm chúng ta bỡ ngờ với nhiều số và chữ được sắp xếp xen kẽ khó hiểu. Hôm nay, GMTSCO xin viết một bài ngắn về ký hiệu và ý nghĩa của chúng giúp chúng ta cải thiện kiến thức về bạn đạn.
Ký hiệu của vòng bi- bạc đạn được chia ra làm hai nhóm chính: Ký hiệu của vòng bi- bạc đạn tiêu chuẩn và ký hiệu của vòng bi- bạc đạn đặc biệt. Vòng bi – bạc đạn tiêu chuẩn là những vòng bi – bạc đạn có kích thước được tiêu chuẩn hóa trong khi vòng bi- bạc đạn đặc biệt là những vòng bi bạc đạn theo yêu cầu của khách hàng. Một ký hiệu đầy đủ bao gồm một ký hiệu cơ bản và một hoặc nhiều ký hiệu phụ.
Kí hiệu đầy đủ bao gồm ký hiệu cơ bản và các ký hiệu phụ luôn được ghi trên bao bì của vòng bi- bạn đạn. Trong đó ký hiệu ghi trên vòng bi- bạc đạn, đôi khi không đẩy đủ vì những lý do sản xuất.
Ký hiệu cơ bản xác định:
Chủng loại.
Thiết kế cơ bản.
Kích thước tiêu chuẩn của vòng bi- bạc đạn. Những ký hiệu phụ xác đinh:
3.1. Những thành phần của vòng bi- bạc đạn và/ hoặc
3.2. Những thay đổi về thiết kế và / hoặc đặc tính khác với thiết kế tiêu chuẩn.
Hướng dẫn đọc kích thước và phân loại Vòng bi- bạc đạn SKF qua các kí hiệu phổ biến nhất.
Tất cả những ổ lăn tiêu chuẩn của SKF đều có một ký hiệu cơ bản đặc trưng, nó bao gồm 3, 4 hoặc 5 chữ số hoặc kết hợp với những chữ cái và chữ số. Hệ thống ký hiệu này sử dụng cho hầu hết các lọai ổ bi và ổ con lăn tiêu chuẩn được biểu thị dưới dạng giản đồ trong giản đồ 3.
Những chữ số và tổ hợp các chữ cái và chữ số có ý nghĩa sau:
• Chữ số đầu tiên hoặc chữ cái đầu tiên hoặc những chữ cái kết hợp xác định chủng lọai
ổ lăn; hình vẽ từng loại ổ lăn được minh họa († giản đồ 3).
• Hai số tiếp theo thể hiện chuỗi kích thước ISO, số đầu tiên cho biết chuỗi kích thước bề rộng hoặc chiều cao (kích thước B, T hoặc H) và số thứ hai là chuỗi kích thước đường kính ngoài (kích thước D).
• Hai số sau cùng của ký hiệu cơ bản biểu thị mã số kích cỡ của ổ lăn, khi nhân cho 5 sẽ có được đường kính lỗ của ổ lăn. Tuy nhiên cũng có một số ngọai lệ. Những
trường hợp ngoại lệ phổ biến nhất trong hệ thống ký hiệu ổ lăn được liệt kê sau đây:
1. Trong vài trường hợp, chữ số biểu thị chủng loại ổ lăn và hoặc chữ số đầu tiên xác định chuỗi kích thước được bỏ qua. Những chữ số này được ghi trong ngoặc trong giản đồ 3.
2. Đối với những ổ lăn có đường kính lỗ bằng hoặc nhỏ hơn 10 mm, đến hoặc lớn hơn 500 mm, đường kính lỗ thường được biểu thị bằng milimét và không được mã hóa. Phần biểu thị kích cỡ ổ lăn được tách ra khỏi phần còn lại của ký hiệu bằng dấu gạch chéo, ví dụ 618/8 (d = 8 mm) hoặc 511/530 (d = 530mm). Điều này cũng đúng đối với những ổ lăn tiêu chuẩn theo ISO 15:1998 có đường kính lỗ bằng 22, 28 hoặc 32 như 62/22 (d = 22mm).
3. Những ổ lăn có đường kính lỗ bằng 10, 12, 15, 17 mm có mã số kích cỡ sau :
00 = 10 mm
01 = 12 mm
02 = 15 mm
03 = 17 mm
4. Đối với các ổ lăn nhỏ, có đường kính lỗ dưới 10 mm như ổ bi đỡ, ổ bi đỡ tự lựa và ổ bi đỡ chặn, đường kính lỗ cũng được biểu thị bằng milimét (không mã hóa) nhưng không tách rời khỏi phần ký hiệu còn lại như 629 hoặc 129 (d = 9mm).
5. Đường kính lỗ ổ lăn không theo tiêu chuẩn luôn luôn được biểu thị bằng milimét, không được mã hóa và lấy đến ba số lẻ. Thành phần biểu thị đường kính lỗ này là một phần của ký hiệu cơ bản và được viết rời ra khỏi ký hiệu cơ bản bằng dấu gạch chéo ví dụ 6202/15,875 (d = 15,875mm = 5/8 inch).